- Với tình trạng một số khách hàng khi đi mua BĐS thì gặp phải trường hợp là công chứng xong thì mới biết sổ đó là sổ giả. Đến lúc này thì bên bán đã đi mất tích, còn người mua thì không biết tại sao sổ giả vẫn đi công chứng được, tại sao bên bán có thể qua mặt được các công chứng viên.
Để giải thích cho trường hợp này là thủ phạm đã sử dụng sổ hồng được in bằng phôi thật, số phôi thật được lấy từ 3000 phôi bị mất vào đầu năm 2015 vừa qua, xem chi tiết
tại đây. Sau khi sử dụng phôi thật đem đi in giống sổ thật, rồi bắt đầu giao bán . Vì vậy mà có thể qua mặt các công chứng viên một cách dễ dàng .
Dưới đây là các thủ đoạn của thủ phạm :· Làm giả từ mẫu thật ( giả hoàn toàn )
· làm giả từ phôi thật bị mất ( từ hơn 3000 phôi sổ hồng, sổ đỏ bị mất )
· Làm giả từ phôi thật ( mượn sổ thật, đánh tráo ...)
· Bên bán hoặc bên mua thuê làm
Các phương pháp kiểm tra trước khi quyết định mua BĐS :· Dấu hiệu nhận biết gồm: mẫu giấy, mã hồ sơ, chữ ký, con dấu , loại sổ mới/cũ..
· Đi kiểm tra thực tế ( VP công chứng, VP đăng ký, UBND, Văn Phòng TNMT....)
· Kiểm tra lịch sử thông tin giao dịch .
· Khách hàng có thể kiểm tra ngay khi cầm sổ đỏ trên tay bằng các bước sau :
1. Dùng kính lúp:
Kiểm tra hình bông lúa và quốc huy của sổ đỏ
Sổ hồng giả: Các họa tiết, hoa văn màu hồng không được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng
Sổ hồng thật: Các họa tiết, hoa văn màu hồng được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng
2. Dùng đèn pin (hoặc nguồn sáng khác) chiếu xiên một góc 100 - 200với mặt giấy tại vị trí có hình dấu ở góc dưới bên phải của mặt trước:
Sổ hồng giả: Hình dấu được tạo bởi các chi tiết lõm và không rõ nội dung
Sổ hồng thật: Hình dấu được tạo bởi các chi tiết lồi và rõ nội dung
3. Kiểm tra mã vạch của sổ: Vị trí nằm ngay trang cuối, phía dưới góc bên phải của cuốn sổ, nếu biết sẽ kiểm tra được phường, xa, địa chỉ, năm giao dịch...của BĐS. Có thể nhờ các chuyên gia tư vấn , giải thích nhiều hơn :
Vị trí mã vạch, cung cấp thông tin chính xác nhất
Để xảy ra những trường hợp như vậy , ta cần biết những nguyên nhân sau :· Do sự hiểu biết về pháp luật của người tham gia mua bán
· Do sự thiếu trách nhiệm của những cán bộ được giao nhiễm vụ, công tác thẩm định tài sản.
· Các trường hợp cá biệt , ngay cả văn phòng công chứng cũng không thể kiểm soát được
Nếu như các trường hợp xảy ra trót lọt sẽ gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng :· Khả năng thu hồi tài sản của các cơ quan thi hành luật là khó thực hiện
· Việc phát hiện tôi phạm thường quá muộn, thông thường là khi các giao dịch đã hoàn thành .
Để tránh các hậu quả xảy ra , cần nắm các kinh nghiệm thực tế như sau:· Trước khi thực hiện các giao dịch liên quan để sổ đỏ, sổ hồng, cận thận tìm hiểu thông tin về người bán , người chuyện nhượng , người ủy quyền nhằm đề phòng đó là tài liệu giả
· Tìm hiểu lịch sử thông tin giao dịch thông qua văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất , đối chiếu thông tin từ khách hàng và nhà lân cận
· Kiểm tra số seri trên sổ
· Cần phải biết nguồn gốc nhà ở, đất đai. Ngoài việc đến vị trí đất/nhà được ghi trên sổ để xác minh, tới văn phòng nhà đất của quận/huyện kiểm tra các vấn đề như tranh chấp, cho thuê, chuyển nhượng ...
· Trong trường hợp sổ đỏ có liên quan đến việc ủy quyền , phải đến nơi công chứng , kiểm tra hợp đồng công chứng đúng là thực hiện ở phòng công chứng này không . Nếu giao dịch trên thành công thì tiếp tục thực hiện mua bán ngay tại phòng công chứng.
Để hạn chế rủi ro người mua nên thực hiện đầy đủ các bước quy trình mua bán, nếu không có kinh nghiệm nên nhờ người trong ngành hỗ trợ
Đây cũng là nguyên nhân khi mua BĐS, quý khách nên đặt pháp lý lên hàng đầu .
Ngoài vấn đề sổ thật sổ giả, thì các vấn đề liên quan đến TÁCH THỬA , diện tích và luật đất đai : Luật đất đai 2013, Nghị định 43, Thông tư 23, Quyết định 33....
Rất mong những thông tin trên có thể giúp cho quý khách hàng có đủ khả năng kiểm tra tính pháp lý của BĐS muốn mua.
Nguyễn Hoàng Long
Cafe Home
Ý kiến bạn đọc